Khi giao tiếp tiếng Anh, có rất nhiều cách thức để biểu lộ giọng điệu cũng như ý đồ của lời nói. Trong đó, khi muốn nhấn mạnh lời nói của mình khi nói về một sự vật hay hiện tượng nào đó, mọi người có khuynh hướng sử dụng câu đảo ngữ – Inversion. Vậy câu đảo ngữ là gì? Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về nó nhé!
1. Đảo ngữ trong tiếng anh là gì?
Câu đảo ngữ trong tiếng anh là loại câu trong đó có một thành phần trong câu được đảo lên đầu câu (Phó từ, trợ động từ, …) nhằm mục đích nhấn mạnh ý nghĩa của hành động và tăng tính biểu cảm của câu.
2. Các hình thức đảo ngữ
a) Đảo ngữ câu điều kiện
Đối với đảo ngữ trong câu điều kiện ta có 3 hình thức tương đương với 3 loại câu điều kiện (loại 1, loại 2 và loại 3)
Loại 1:
Should + S + Verb, S + may/will/should/shall + Verb
Ex:
- If you meet him, please give him this book.
- Should you meet him, please give him this book.
(Nếu bạn gặp anh ấy, làm ơn hãy đưa anh ấy cuốn sách này.)
Loại 2:
Were + S + to Verb
Were + S, S + would/might/could + Verb
Ex:
- If I were tall enough, I could play basketball.
- Were I tall enough, I could play basketball.
(Nếu tôi đủ cao, tôi sẽ có thể chơi bóng rổ.)
Loại 3
Had + S + Verb (pII), S + would/might/should + have + Verb (pII)
Ex:
- If she had arrived at the airport early, she would have not been late for her trip.
- Had she arrived at the airport early, she would not have been late for her trip.
(Nếu như cô ấy tới sân bay sớm, cô ấy sẽ không bị trễ chuyến bay.)
b) Đảo ngữ cấu trúc “So … that” hoặc “Such … that”:
Đối với đảo ngữ với cấu trúc “So … that” hoặc “Such … that” mang ý nghĩa “Quá … đến nỗi mà”
Ex:
- She worked so hard that she passed the exam with the highest score.
- So hard did she work that she passed the exam with the highest score.
(Cô ấy học tập chăm chỉ cho nên cô ấy vượt qua bài thi với điểm số cao nhất.)
- He is driving such a luxury car that we all keep our eyes on it.
- Such a luxury car he is driving that we all keep our eyes on it.
(Anh ấy đang lái một chiếc ô tô quá sang trọng đến nỗi mà chúng tôi đều nhìn chăm chú vào nó.)
c) Đảo ngữ với cấu trúc có “Only” đứng đầu
Only when + mệnh đề: chỉ đến khi …
Ex: Only when I was eight years old did my parents take me to school. (Chỉ khi tôi 8 tuổi thì bố mẹ mới cho tôi đến trường.)
Only after + mệnh đề (hoặc danh từ): chỉ sau khi …
Ex: Only after I had a talk with Mike, could I realize he was a kindful person.
(Chỉ sau khi tôi nói chuyện với Mike, tôi mới có thể nhận ra rằng anh ấy là một người tốt.)
Only by + Ving (hoặc danh từ): chỉ bằng …
Ex: Only by working hard can we get high results.
(Chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ chúng ta mới đạt được kết quả cao.)
Only in + trạng từ chỉ thời gian (hoặc địa điểm): chỉ khi ở (thời gian hoặc địa điểm nào đó)
Ex: Only in Western countries do people use chopstick when they have meals.
(Chỉ ở các quốc gia phương Đông thì người dân mới dùng đũa để ăn.)
Only then: chỉ khi đến thời điểm đó …
Ex: Only then did we solve the problem.
(Chỉ đến lúc đó chúng tôi mới giải quyết được vấn đề.)
Only with + danh từ: chỉ với …
Ex: Only with solidarity can we pass that challenge.
(Chỉ với sự đoàn kết chúng ta mới có thể vượt qua thử thách này.)
Only if + mệnh đề: chỉ nếu
Ex: Only if he arrives on time, can we start the conference.
(Chỉ nếu anh ta đến đúng giờ thì chúng ta mới có thể bắt đầu hội nghị.)
Only in this/that way: chỉ bằng cách này
Ex: Only in this way can we earn money.
(Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể kiếm ra tiền.)
d) Đảo ngữ với phó từ
Có 3 dạng đảo ngữ tương ứng với 3 loại phó từ (phó từ chỉ thời gian, phó từ chỉ nởi chốn và phó từ chỉ cách thức)
Trường hợp 1: Phó từ chỉ thời gian + trợ động từ + S + Verb
Ex: Very long time have we not meet each other. (Đã lâu rồi chúng ta chưa gặp nhau.)
Trường hợp 2: Phó từ chỉ nơi chốn + Verb + S
Ex: Here comes the teacher. (Cô giáo đang đến.)
Trường hợp 3: Phó từ chỉ cách thức + trợ động từ + S + Verb
Ex: Extreamely skillful did Jan dance. (Jan nhảy một cách vô cùng điêu luyện.)
e) Đảo ngữ với các từ đứng đầu là trạng từ chỉ tần suất
Trạng từ chỉ ần suất + trợ động từ + S + V
Các trạng từ chỉ tần suất thường là: Hardly (hiếm khi), Never (Không bao giờ), Seldom (ít khi), Rarely (hiếm khi), Little (ít khi)
Ex:
- I hardly have eggs for lunch
- Hardly do I have eggs for lunch
(Tôi hiếm khi ăn trứng vào bữa trưa.)
Ex:
- She seldom calls me first.
- Seldom does she call me first.
(Cô ấy hiếm khi gọi cho tôi trước.)
f) Đảo ngữ với “Not only … but also”
Cấu trúc “Not only … but also” ở đây có nghĩa là “Không những … mà còn”.
Ex: Not only does he play the piano well but he also plays the guitar very beautifully.
(Anh ấy không chỉ chơi piano giỏi mà còn chơi guitar rất hay.)
g) Đảo ngữ nhằm nhấn mạnh tính từ hoặc động từ trong câu
Ex:
- That suit is very simple.
- Very simple is the suit.
(Bộ suit đó thì rất đơn giản.)
Ex:
- He taught me for 3 years.
- He did teach me for 3 years.
(Anh ấy đã dạy tôi được 3 năm.)
h) Đảo ngữ với các cấu trúc có “No” nói chung
No sooner … than: không sớm hơn
Ex: No sooner had I left the cinema than she came. (Tôi vừa mới đi khỏi rạp chiếu phim thì cô ấy tới)
No longer: không còn nữa
Ex: No longer does she use her car for driving to work. (Cô ấy đã không còn dùng ô tô để đi làm nữa.)
In no way: không có cách
Ex: In no way can I get her phone number. (Không có cách nào tôi tìm được số điện thoại của cô ấy.)
Under hoặc In no circumstances: không trường hợp nào
Ex: Under no circumstances should you buy food at that supermarket, the price of its goods is too high!
(Trong bất kì trường hợp nào thì bạn cũng không nên mua hàng ở siêu thị đó, giá hàng hóa ở đó cao lắm!)
…
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi hết bài viết. Mong rằng đã giúp các bạn nắm được kiến thức về mệnh đề đảo ngữ trong tiếng Anh. Chúc các bạn học tốt!