Là một ngôn ngữ quốc tế, tiếng Anh dường như đã trở thành một ngôn ngữ bắt buộc đối với mỗi quốc gia nói chung và các cá nhân như học sinh sinh viên người đi làm nói riêng. Tuy nhiên ở Việt Nam, rất nhiều trường chỉ tập trung vào mặt ngữ pháp mà quên mất rằng mục đích cuối cùng của việc học tiếng Anh là giao tiếp, dẫn đến tình trạng học lệch ở một số người. Khi muốn học giao tiếp nhưng lại phân vân không biết bắt đầu từ đâu. Nếu bạn là một trong số đó hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về bảng chữ cái tiếng Anh. Bởi chữ cái là cơ sở hình thành nên các từ và câu, từ đó hình thành nên ngôn ngữ.
1. Những điều cần biết về bảng chữ cái tiếng Anh
1.1 Khái niệm về bảng chữ cái
Bảng chữ cái tiếng Anh gồm có 26 kí tự Latinh gần giống với tiếng Việt bao gồm 21 phụ âm và 5 chữ cái nguyên âm. Nó được chia ra làm hai bảng: Bảng chữ cái thường và chữ viết hoa. Bảng chữ cái được chúng tôi mô phỏng dưới đây:
Ngoài ra để đơn giản hóa cách ghi nhớ, người dạy và người học có thể sáng tạo để việc học trở nên nhẹ nhàng hơn những kiểu chữ ngộ nghĩnh, cách điệu thú vị hoặc các bạn cũng có thể tham khảo hình ảnh minh họa dưới đây:
1.2 Mức độ quan trọng và tần suất xuất hiện của từ
Trong 26 kí tự trong bảng chữ cái, bạn có thắc mắc rằng kí tự nào xuất hiện nhiều nhất không? Theo tìm hiểu phân tích của Robert Edward, tác giả đã chỉ ra được chữ cái xuất hiện nhiều nhất là chữ E (tần suất tương đối là 12.70%), ít nhất là chữ Z (tần suất tương đối là 0.07%). Việc biết được tần suất của mỗi chữ cái giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ đặc biệt đối với bạn yêu thích tìm tòi nghiên cứu. Dù vậy, bản thân mỗi chữ cái theo tần suất ít hay nhiều thì chúng đều có vai trò quan trọng để cấu thành từ ngữ và làm giàu vốn từ cho tiếng Anh.
Một phát hiện khá thú vị, khi ai đó được hỏi về một từ tiếng Anh chứa một chữ cái bắt buộc, chẳng hạn như chữ “n” người ta sẽ nghĩ đến những chữ bắt đầu bằng “n” thay vì ở các vị trí khác, chẳng hạn như next, new,… thay vì nghĩ đến enjoy, banana,… Có phải điều này chứng minh rằng tần suất xuất hiện của chúng ở vị trí đầu tiên là nhiều hơn ở vị trí khác hay không? Câu trả lời là không. Thậm chí là ngược lại. Tìm hiểu về tần suất xuất hiện của chúng là tìm hiểu sự xuất hiện của chúng ở tất cả các vị trí khác nhau của môt từ. Và nghiên cứu cho thấy ở các vị trí khác vị trí đầu các chữ cái xuất hiện nhiều hơn.
2. Cách đánh vần, đọc bảng chữ cái tiếng Anh
Việc chuẩn hóa cách đọc theo tiếng Việt sẽ giúp bạn dễ đọc và gợi nhớ hơn. Tuy nhiên để người bản xứ có thể hiểu được những gì truyền đạt bạn cần có cách phát âm chuẩn. Do đó bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ cách đọc âm, khẩu hình miệng thật chuẩn.
2.1 Cách đọc của nguyên âm
Trong tiếng Anh có 5 chữ cái nguyên âm a e o i u, bạn có thể nhớ chúng thông qua từ uể oải
STT | Chữ thường | Chữ hoa | Tên chữ | Phát âm |
1 | a | A | A | /eɪ/ |
2 | o | O | O | /oʊ/ |
3 | e | E | Eee | /iː/ |
4 | i | I | I | /aɪ/ |
5 | u | U | U | /juː/ |
2.2 Cách đọc của phụ âm
Với 21 phụ âm còn lại, bao gồm b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z chúng ta có cách đọc như sau:
STT | Chữ cái thường | Chữ cái in hoa | Tên chữ | Phát âm |
1 | b | B | Bee | /biː/ |
2 | c | C | Cee | /siː/ |
3 | d | D | Dee | /diː/ |
4 | f | F | Ef (Eff nếu là động từ) | /ɛf/ |
5 | g | G | Jee | /dʒiː/ |
6 | h | H | Aitch | /eɪtʃ/ |
Haitch | /heɪtʃ/ | |||
7 | j | J | Jay | /dʒeɪ/ |
Jy | /dʒaɪ/ | |||
8 | k | K | Kay | /keɪ/ |
9 | l | L | El hoặc Ell | /ɛl/ |
10 | m | M | Em | /ɛm/ |
11 | n | N | En | /ɛn/ |
12 | p | P | Pee | /piː/ |
13 | q | Q | Cue | /kjuː/ |
14 | r | R | Ar | /ɑr/ |
15 | s | S | Ess (es-) | /ɛs/ |
16 | t | T | Tee | /tiː/ |
17 | v | V | Vee | /viː/ |
18 | w | W | Double-U | /ˈdʌbəl.juː/ |
19 | x | X | Ex | /ɛks/ |
20 | y | Y | Wy hoặc Wye | /waɪ/ |
21 |
z | Z | Zed | /zɛd/ |
Zee | /ziː/ | |||
Izzard | /ˈɪzərd/ |
3. Cách đọc phiên âm tiếng Anh
Nhìn chung các nguyên âm phụ âm đều có cách phát âm khá đơn giản. Tuy nhiên khi nó kết hợp lại sẽ tạo ra 44 âm bởi mỗi kí tự khác nhau khi được ghép cùng nhau sẽ tạo ra những âm khác nhau nhưng cách phát âm của nó lại không theo kiểu từng âm riêng rẽ. Trong đó nguyên âm gồm 8 nguyên âm đơn và 12 nguyên âm đôi. Còn đối với phụ âm, nó bao gồm 8 phụ âm vô thanh, 8 phụ âm hữu thanh và 6 phụ âm khác. Tất cả chúng gộp lại và được gọi là bảng IPA. Các bạn tham khảo dưới đây:
3.1 Cách đọc của nguyên âm
Nguyên âm | Cách phát âm | Ví dụ |
/ ɪ / | Tương tự âm I trong tiếng Việt, khi nói bật nhanh và âm phát ra ngắn. Môi hơi mở sang hai bên, lưỡi hạ thấp | Pig /pɪg/ |
/i:/ | Đọc âm I giống tiếng Việt và kéo dài, miệng căng ngang. Hãy để lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước, mở rộng miệng về hai phía như đang mỉm cười, khoảng cách môi trên và dưới hẹp. | Bean /bi:n/ |
/ ʊ / | Đọc gần giống âm u, u ngắn, khá giống âm ư của tiếng Việt. Khi phát âm, không dùng môi mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp | Foot /fʊt/ |
/u:/ | Âm kéo dài hơn âm u, tròn môi, âm phát ra từ khoang miệng nhưng không thổi hơi ra, kéo dài âm. Môi tròn, lưỡi nâng cao lên | Soup /su:p/ |
/ e / | Phát âm ngắn tương tự âm e. Môi mở rộng sang hai bên rộng hơn so với âm / ɪ /, lưỡi hạ thấp hơn âm / ɪ / | Ten /ten/ |
/ə/ | Phát âm ngắn và nhẹ hơn âm ơ trong tiếng việt. Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng | Diver /ˈdaɪvə(r)/ |
/ɜ:/ | Bạn phát âm / ə / rồi cong lưỡi lên, phát âm từ trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, lưỡi chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm. | Diverse /daɪˈvɜːs/ |
/ɒ/ | Tương tự âm o trong tiếng việt nhưng ngắn hơn.
Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp |
Not /nɒt/ |
/ɔ:/ | Cong lưỡi tương tự âm /ɜ:/. Chỉ khác khi bật âm là âm “o”
Tròn môi, Lưỡi cong lên chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm |
Fault /fɔːlt/ |
/æ/ | Miệng há to, tuy đọc giữa hai âm “a” và “e” nhưng một số từ nghe thiên về một âm nhất định a bẹt, hơi giống âm a và e, âm có cảm giác bị nén xuống.
Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi hạ rất thấp |
Cat /kæt/ |
/ ʌ / | Khá giống âm “ă”, lưỡi nâng cao. Phát âm phải bật hơi ra.
Miệng thu hẹp lại, lưỡi hơi nâng lên cao |
Cup /kʌp/ |
/ɑ:/ | Âm a kéo dài cong lưỡi, âm phát ra từ khoang miệng.
Môi mở rộng, lưỡi hạ thấp |
Bar /ba:r/ |
/əʊ/ /aʊ/ /eə/ /eɪ/ /aɪ/ /ɔɪ/ /ɪə/ /ʊə/ |
Đây là những nguyên âm đôi, khi đọc bạn sẽ phải đọc kết hợp hai âm lại với nhau. Âm trước kéo dài hơn âm sau một chút bạn théo chiều từ trái sang phải
/əʊ/: Bắt đầu với âm /ə/, để môi ở trạng thái thư giãn sau đó bạn chuyển động môi một chút, khuôn môi để tròn nhằm phát âm âm /ʊ/, tạo thành tổ hợp âm /əʊ/. Ngay sau đó, đưa lưỡi vào trong khoang miệng và cuối cùng hướng lên gần ngạc trên. Trong quá trình phát âm miệng mở rồi chuyển sang khép. /aʊ/: Khi phát âm này,bạn phải phát âm /a:/ trước, sau đó cằm nâng lên, môi chuyển động về phía trước để lướt sang âm /ʊ/. Khẩu hình của bạn khi phát âm này sẽ chuyển từ mở sang khép, vị trí lưỡi di chuyển từ thấp lên cao. /ɪə/: đây là một nguyên âm kép tổ hợp từ âm /ɪ/ và âm /ə/. Trước hết, bạn phải phát âm /ɪ/ rồi đưa lưỡi hạ xuống thật nhanh để bắt đầu lướt sang âm /ə/. Trong quá trình phát âm khẩu hình có xu hướng mở dần. /eə/: Miệng của bạn lúc này cần mở rộng sang 2 bên, hàm dưới đưa xuống chút, miệng hơi khép lại mà môi mở ra tự nhiên. /eɪ/: Âm /eɪ/ là tổ hợp âm /e/ và /ɪ/.bạn phát âm theo thứ tự trái sang phải âm trước kéo dàu hơn một chút. Trong quá trình phát âm, cằm được nâng lên và miệng có xu hướng khép dần. /aɪ/: Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm sau /a:/ sang âm trước /ɪ/. Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa vào trong khoang miệng và phía cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới, ngay sau đó, đưa lưỡi ra phía trước. /ɔɪ/: trước tiên bạn phải phát âm /ɔ/ rồi lướt nhanh tới /ɪ/. Đọc nhanh gần giống âm “o” trong tiếng Việt. /ʊə/: Phát âm âm /ʊ/ dài hơn một chút rồi sau đó nâng lưỡi lên trên và ra phía sau tạo nên âm /ə/. |
toe /təʊ/ house /haʊs/ Bear /beə(r)/ paint /peɪnt/ Kind /kaɪnd/ join /dʒɔɪn/ |
3.2 Cách đọc của phụ âm
4. Kinh nghiệm học bảng chữ cái tiếng Anh
4.1 Học qua bài hát và thơ
Học một thứ gì đó cũng vậy, việc đưa giai điệu vào bài học sẽ giúp bạn có thể ghi nhớ và học tập tốt hơn. Chúng ta luôn có xu hướng nhớ lời bài hát thay vì một bảng chữ cái khô khan và nhàm chán.
4.2 Viết ra các chữ cái bằng tay
Mỗi lần viết ra sẽ là một lần bạn được học lại lặp lại kiến thức. Việc lặp lại thường xuyên viết chữ cái bằng tay là một cách hiệu quả để bạn ôn lại và củng cố kiến thức của mình.
4.3 Học qua đồ vật xung quanh
Đồ vật xung quanh là những thứ gần gũi mà bạn bắt gặp mỗi ngày. Chắc chắn việc học theo phương pháp này sẽ mang lại cho bạn những hiệu quả không ngờ đấy.
5. Lịch sử hình thành tiếng Anh
Tuy tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông, nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc lịch sử hình thành của nó. để tạo ra hệ thống tiếng Anh như hiện nay, nó đã trải qua khá nhiều giai đoạn, trong đó có những giai đoạn nổi bật và ảnh hưởng sâu sắc, chúng tôi xin liệt kế phía dưới đây
Tiếng Anh cổ (450-1100 sau CN)
Sau CN, những người đã xâm chiếm nước Anh gồm ba bộ tộc (đó là Saxons Angles và Jutes) trong giữa thế kỷ thứ 5. Chúng nói những ngôn ngữ tương tự nhau, sau đó những ngôn ngữ này đã được người Anh tiếp thu và tạo ra ngôn ngữ mà chúng ta biết đến với tên gọi là tiếng Anh cổ, hay là Old English. Hiện nay ta vẫn thường xuyên gặp những từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh cổ như water (nước ) strong (mạnh) hay be(thì, là, ở). Ngôn ngữ anh này đã được người Anh sử dụng cho đến những năm đầu thế kỉ 12 (1100).
Tiếng Anh trung đại (1100-1500)
Trong giai đoạn này, nước anh đã rơi vào tay của những kẻ xâm lược- kẻ mang đến một thứ ngôn ngữ xa lạ mới, đó là tiếng Pháp và nó đã trở thành một ngôn ngữ dùng trong hoàng gia và của sử dụng truyền đạt giữa những con người buôn, còn tầng lớp thấp hèn thì chỉ sử dụng tiếng Anh. Đến thế kỉ 14, tiếng Anh mới trở lại là ngôn ngữ chủ yếu trên đất nước này, tuy nhiên vẫn có sự pha trộn của ngôn ngữ mới, điển hình là việc vay mượn nó như các từ War (chiến tranh), Origin (nguồn gốc), Modern (hiện đại), Coupon (mã mua hàng).
Tiếng Anh cận đại (1500-1800)
Càng gần những năm cuối của giai đoạn tiếng Anh trung đại, người Anh tiếp xúc với giao lưu với nhiều người và bộ tộc khác nhau trên thế giới, cách phát âm của học bắt đầu ngắn lại. Ngữ pháp và chính tả bắt đầu hoàn thiện hơn, xuất hiện thêm nhiều nhóm từ mới, hình thái, cách thức ngôn ngữ trở nên đa dạng và phong phú. Đến đầu thế kỉ 17, cuốn từ điển đàu tiên về tiếng Anh đã được xuất bản.
Tiếng Anh hiện đại (1800-đến nay)
Hiện nay tiếng Anh hiện đại khác tiếng Anh của các thời kì khác chủ yếu bởi lượng từ vựng phong phú đa dạng hơn. Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng công nghệ hình thành nên đòi hỏi cần nhiều từ mới. mặt khác trong quá trình xâm lược các quốc gia chiếm là thuộc địa của riêng mình, tiếng Anh đã nhận thêm nhiều từ mới từ các nước thuộc địa.
Trên đây là bài viết giúp bạn tìm hiểu cách học bảng chữ cái tiếng anh. Chúc bạn học tập hiệu quả